Tin mới

Chào mừng bạn đến với dịch vụ nhập hàng Trung Quốc order Taobao tại Hải Phòng với website: https://truongorder.com/

Kỹ thuật: 0393.244.888
Kinh doanh: 00393.244.888
Thời gian làm việc: 8:00 - 17:30
từ thứ 2 đến thứ 7
Tỷ giá: 1¥ = 3.630₫
Áp dụng tùy thời điểm
Phí ship từ 10k-35k/1kg
Phí Ship tính khi nhận hàng

Quy trình nhập hàng TMĐT 

Các bước chi tiết nhập hàng TMĐT về Việt Nam

  • Bước 1: Nhà bán trên Taobao, 1688 hoặc Tmall giao hàng đến kho của truongorder tại Trung Quốc.
  • Bước 2: Hàng tại kho Trung Quốc truongorder làm Invoice, Packing List và Bill. Sau đó được đóng bao khoảng 30kg một bao.

Quy trình chuyển phát nhanh chính ngạch TMĐT

  • Bước 3: Hàng được gửi đến bên CPN. Bên CPN tiếp nhận chứng từ, làm Manifest và tiến hành khai báo Hải Quan . Sau đó hàng được đóng cont và kéo đến Nanning(Nam Ninh) làm thủ tục hải quan.

  • Bước 4: Hàng được tiến hành soi cũng như thông quan tại Nanning.

Máy soi sẽ soi từng bao, nên thường chỉ đóng bao nhỏ khoảng 30-35kg để vừa máy soi, nếu phát hiện bao nào có nghi vấn thì bao hàng sẽ bị dỡ kiểm tra và soi từng kiện. Chính vì chế độ kiểm tra gắt gao như vậy nên hàng đi qua line này được chọn lựa khá kỹ càng. Thường những mặt hàng fake, hàng điện tử, hóa chất sẽ không thể đi qua đường này.
Sau đó hàng được kẹp chì và giao lại cho bên CPN vận chuyển hàng.

百世集团和广西崇左市人民政府签署战略合作协议_央广网

  • Bước 5:  Hàng sau khi được thông quan bên trung quốc sẽ được kéo về Nội Bài để tiến hành thông quan.
    Ở bước này hàng được soi và thông quan tương tự như bên Trung Quốc. Và Việt nam có quy định đối với hàng chuyển phát nhanh có giá trị dưới <1 triệu sẽ được miễn thuế. Nên hàng đi line này có thủ tục hải quan khá đơn giản, tiến hành giải phóng hàng nhanh.

Dịch vụ vận chuyển line TMĐT là gì?

  • Bước 6: Cuối cùng sau khi thông quan, hàng sẽ được vận chuyển về kho tại Hà Nội.
  • Bước 7:  Hàng được chuyển về Hải Phòng. Truongorder sẽ có trách nhiệm báo KH và giao hàng cho người nhận.

Quy trình nhập hàng lane Air

Một quy trình 7 bước này thường chỉ mất 24h-48h.

Đây là line đi hàng ưu tiên mà các ông lớn như Lazada hay Shopee vẫn hay thường dùng để vận chuyển hàng từ nước ngoài về nên còn được gọi là line Thương mại Điện Tử.

Loại hàng nào không đi được TMĐT

  1. Các loại hàng cấm, hóa chất, hàng nhạy cảm theo quy định của pháp luật.
  2. Hàng fake, hàng giả, hàng nhái, hàng có thương hiệu (Luxury brand) hàng được bảo hộ ở Việt Nam: Adidas, Nike.....

( Zara, HM, uniqlo, pedro, C&K, Dusto, Nelly....( các thương hiệu bé ) vận chuyển bình thường.

  1. Hàng cũ, Hàng đã qua sử dụng.
  2. Rượu beer, thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử), đồ uống có cồn.
  3. Thuốc, các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng.
  4. Mỹ phẩm có hạn chế ( Xuất xứ không phải Made in China, dung dịch có dung tích >500ml ).
  5. Thiết bị gia dụng cồng kềnh ( Tủ lạnh, Tivi, máy giặt, Quạt công nghiệp).
  6. Điện thoại, máy tính bảng, màn hình, các thiết bị thu phát sóng điện từ).
  7. Sữa, sữa chua, pho mát, các sản phẩm từ sữa.
  8. Thịt cá và các sản phẩm thịt cá, thủy hải sản.
  9. Rau, củ , quả, các sản phẩm từ thực vật.
  10. Xe máy, xe có động cơ.
  11. Thiệt bị, dụng cụ y tế ( phải cung cấp giấy phép nhập khẩu đặc chủng).
  12. Nồi hơi, bình chứa.
  13. Gạch, đá ốp lát, kính xây dựng, nhôm thép.....

Tại sao line này cũng đi đường bộ nhưng lại không tắc biên ?

Thì các bạn cần hiểu vấn đề đây là line ưu tiên, dành để chuyên chở hàng chuyển phát nhanh. Và khi tắc biên sẽ có hai hình thức tắc là tắc đường và tắc thông quan.

  • Thứ nhất là tắc đường. Line TMĐT này thường không bị tắc, vì bên phía Trung Quốc sẽ có một làn ưu tiên dành cho các xe đặc biệt. Khi đó dù có thể xe tải khác tắc biên đứng chờ nhưng vẫn luôn có một làn dành cho xe chuyển phát nhanh này chạy. Thêm nữa những hàng hóa đi line TMĐT thì sẽ không thông quan tại các cửa khẩu như Lạng Sơn mà kéo trực tiếp về thông quan tại Nội Bài hoặc các chi cục hải quan CPN khác.
  • Thứ 2 là về vấn đề tắc thông quan. Thì hàng hóa bình thường loại hình nhập kinh doanh thường có dung lượng lớn hơn rất nhiều so với hàng loại hình chuyển phát nhanh A12 này. Vì thế thường không có chuyện tắc thông quan loại hàng này bên đầu Trung Quốc. Đầu hải quan Việt Nam thì dĩ nhiên hàng đi line TMĐT, thông quan theo chi cục hải quan CPN riêng sẽ nhanh hơn so với hàng đi line thường, phải chờ thông quan tại các cửa khẩu vùng biên, với khối lượng hàng thông quan lớn, và tập chung hơn.

Đó chính là lý do một quy trình hàng về từ Quảng Châu đến Hà Nội chỉ mất khoản 48h. Còn nếu hàng có sẵn ở Nanning thì thậm chí có thể chỉ mất 24h.

Vậy, một câu hỏi đặt ra là với một line hàng đi nhanh và ổn định thế này thì nên hay không nên đi, chúng ta sẽ cùng phân tích một chút:

  • Thứ nhất về giá. Thì giá đi line air này không phải quá cao, tùy vào các nhà vận chuyển. Thông thường phí vận chuyển khoảng 30-35 k/cân. Chênh lệch không quá nhiều so với đi line thường, mà thời gian hàng về lại đảm bảo. Thì mức giá như vậy là khá phù hợp để đi hàng.
  • Thứ 2, về thời gian hàng về chỉ khoảng 2-3 ngày thì đúng là một con đường rất thuận tiện, nhất là trong bối cảnh tắc biên liên tục, và có thể tiếp diễn bất cứ lúc nào trong trương lai.
  • Thứ 3, về dung lượng hàng hóa vận chuyển thì line hàng đi TMĐT này cũng có thể vận chuyển khối lượng hàng lớn. Nhưng nếu muốn vận chuyển một dung lượng hàng lớn qua đường CPN, bạn sẽ mất nhiều công tách, gộp, xử lý hàng, đẩy chi phí quản lý hàng đi line này lên quá cao. Và đó sẽ là bất lợi cho những lô hàng lớn, giá trị cao.

Cuối cùng về phân loại hàng hóa. Thì đi line TMĐT là một phương thức khác của vận chuyển chính ngạch và được các ông lớn về bán lẻ như Tiki và Shopee tận dụng bấy lâu nay. Quy định hàng hóa cũng tương tự như khi bạn nhập khẩu hàng chính ngạch qua đường đường biển(sea), air thông thường .Tất cả đều được thực hiện theo thông tư, quy định như một lô hàng xuất nhập khẩu thông thường.

Nhưng là hàng CPN nên thường được ưu tiên với quy định hàng hóa dưới <1 triệu thì tính là hàng dân dụng, chuyển phát nhanh, được miễn thuế. Dù được miễn thuế nhưng bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm về hàng hóa khi đi qua line này vì đây là quy định của nhà nước, và các bên CPN chỉ lợi dụng vào cơ chế này để chuyển hàng, hoàn toàn đúng thông tư, quy định của hải quan.

vận chuyển hàng hóa bằng máy bay từ trung quốc về việt nam

Rủi ro khi đi hàng line air

Chắc chắn có rủi ro! Nếu một line hàng bị lạm dụng quá nhiều, sẽ dẫn đến biến tướng thành một dạng khác, làm sai khác mục đích ban đầu. Có thể gây thất thu thuế cho nhà nước, và khi đó hoàn toàn có thể dẫn đến việc điều chỉnh, cải cách luật hải quan cho loại hàng CPN này. Nên tương lai sẽ có nhiều biến động và chúng ta không thể biết line này còn giữ được cái nhanh bổ rẻ này đến khi nào. Nhưng trước mắt, thì đây vẫn là một cơ hội đầy hấp dẫn để giải quyết những khó khăn tạm thời. Và tất nhiên, các mặt hàng được đi qua line này cũng không thể đa dạng được bằng đi hàng tiểu ngạch.

Vậy tóm lại bạn nên chọn line đi hàng nào là tối ưu nhất?

Câu trả lời nằm trong chính mặt hàng và chiến lược kinh doanh bạn đang triển khai. Nó phụ thuộc vào chính mặt hàng mà bạn đang bán. Không có con đường nào là hoàn hảo, mỗi phương thức đi hàng đều có ưu nhược điểm riêng, và phù hợp với từng loại hàng riêng.

Giả sử nếu bạn nhập hàng order nhỏ lẻ thì bạn có thể chọn ngay đi theo line TMĐT. Hàng đi về nhanh, đảm bảo chất lượng hơn, chi phí không chênh lệch nhau là bao. Bên cạnh đó bạn có thể tận dụng thời gian chờ hàng về nếu đi thường để tập trung bán hàng. Thử hỏi thời gian lãng phí mà bạn phải bỏ ra để chờ đợi, bạn có thể dùng để bán hàng, đẩy mạnh doanh số thì có hơn số tiền bạn tiết kiệm được như khi đi hàng line chậm hay không? Bên cạnh đó, thời gian xoay vòng vốn cũng nhanh. Nếu bạn mới bắt đầu, bạn có thể không quá quan tâm về việc xoay vòng vốn, hàng về thì bạn bán, chưa về bạn có thể đợi,.. Nhưng nếu bạn đã có một guồng công việc, một hệ bán hàng ổn định thì việc xoay vòng vốn là yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp tới việc của công ty bạn.

Nhưng với line này , hàng hóa luôn cần được xé lẻ thành nhiều kiện nhỏ, với giá trị nhỏ hơn <1 triệu. Và đôi khi có những sản phẩm giá trị cao như điện thoại, máy tính thì chắc chắn không thể đi được.

Khi đó nếu hàng hóa bạn nhập với số lượng lớn, thì khi đó lại cần suy nghĩ lại. Nếu đi line TMĐT tuy chênh lệch giá không nhiều nhưng với một số lượng lớn hàng thì khoản phí đó cũng không thể không tính đến. Hơn nữa, để được hưởng chế độ miễn thuế hàng hóa của bạn cần phải có giá trị nhỏ hơn <1 triệu mỗi đơn hàng. Với một số lượng lớn hàng hóa thì việc tách quá nhiều đơn là một việc làm quá tốn công, tốn sức. Bạn sẽ cần mất nhiều thời gian cho xử lý hàng hơn, vậy số tiền thất thu do chậm nhập, chi phí bóc tách hàng… Chi phí xử lý khác sẽ như nào, liệu bạn có nên đánh đổi ? Đấy là còn chưa kể đến hàng hóa phức tạp, giá trị cao mà bạn không thể tách đơn, tách bill.

Tiếp đến những đơn hàng lớn hơn, khi bạn nếu đi tiểu ngạch sẽ rất khó khăn trong việc vận chuyển cũng như tách bill. Thì khi đó bạn sẽ lại phải cân nhắc phương án nhập khẩu chính hay hay tiểu ngạch. Làm thế nào để tối ưu được cả thời gian và tiền bạc cho lô hàng của mình.

Năm 2020 có lẽ là năm khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử, năm khiến bao nhiêu tập đoàn lung lay, sụp đổ không chỉ riêng vì vấn đề tài chính. Và Jack Ma cũng không ngoại lệ, giờ đây đế chế ông gầy dựng nên đang có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào vì cú sốc kinh tế mà còn do sự tự tin quá đà đã khiến giới chức Trung Quốc đưa Alibaba rơi vào tầm ngắm.

Gần đây, Trung Quốc khởi động cuộc điều tra về hoạt động chống độc quyền tại Alibaba Group Holding và triệu tập công ty liên kết Ant Group đến cuộc họp cấp cao về các quy định tài chính. Nguyên nhân là bởi, họ đã có được hàng trăm triệu người dùng sau nhiều năm hoạt động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc.

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc tuyên bố ngày 22/12 rằng họ đang tiến hành các hoạt động điều tra về Alibaba. Các cơ quan quản lý của Trung Quốc bao gồm ngân hàng T.W và cơ quan giám sát ngân hàng sẽ triệu tập riêng công ty liên kết Ant Group đến cuộc họp, nhằm nghiêm ngặt kiểm soát các quy định tài chính. Ant Group cho biết trong tuyên bố trên tài khoản WeChat chính thức của mình rằng họ sẽ nghiên cứu và tuân thủ tất cả các yêu cầu.

Từng được ca ngợi là động lực thúc đẩy sự thịnh vượng, là “đế chế thương mại điện tử”, biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của đất nước, đưa Jack Ma lên thành người giàu nhất đại lục, giờ đây Alibaba đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý sau khu thu hút hàng trăm triệu người dùng và giành được ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc. Đây là điều mà chính quyền Trung Quốc không bao giờ muốn.

Chưa hết, trong phát biểu tại hội nghị “Bund Summit” vào tháng 10, Jack Ma đã cho biết đây là thời điểm quan trọng nhất đối với sự phát triển của lĩnh vực tài chính. Sau đó, ông dành 20 phút để “lỡ miệng” nhắc đến một quy định của chính phủ tồn tại đã lâu và gây khó khăn cho quá trình đổi mới tại Trung Quốc. Đó là bài phát biểu của một vị tỷ phú thẳng thắn, tự tin. Nhưng lần này, khi đã đi quá xa, Jack Ma nhanh chóng “rơi xuống mặt đất”.

Kể từ tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một đợt thắt chặt quy định, dẫn đến việc IPO của Ant bị trì hoãn và đưa ra những quy tắc chống độc quyền cứng rắn. Theo đó, vốn hóa của Alibaba cũng bị ảnh hưởng, giảm khoảng 140 tỷ USD, tương đương 17%. Trong khi đó, Jack Ma cũng trở nên lặng lẽ hơn trước công chúng. Những động thái cứng rắn của Trung Quốc chính là lời cảnh báo rằng Chính phủ đã mất kiên nhẫn trước sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của các “ông trùm” ngành công nghệ, thậm chí coi đó là mối đe dọa đối với sự ổn định chính trị và tài chính của Trung Quốc.

Theo Bloomberg, đây là một lời cảnh báo tế nhị cho Jack Ma để giảm bớt sự ngạo mạn. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng đưa ra quy định mới đối với 1 số tập đoàn tài chính lớn như Ant, và các công ty bảo hiểm, cho vay trực tuyến.

 

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc mới đây cũng nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động chống độc quyền và ngăn chặn “sự bành trướng vốn diễn ra không có trật tự”. Đây là 1 dấu hiệu cho thấy những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp tư nhân có thể sắp được đưa ra.

 

Đế chế của Jack Ma đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, thậm chí có thể sụp đổ. Các giám đốc điều hành của Alibaba hàng ngày vẫn phải thảo luận với các cơ quan giám sát. Trong khi đó, các cơ quan quản lý, bao gồm Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm (CBIRC), đang cân nhắc về việc Ant nên loại bỏ mảng kinh doanh nào để ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế. Hiện tại, họ vẫn chưa đưa ra quyết định về việc đưa ra những mảng cụ thể, chia tách các dịch vụ online vào offline hay có một hướng đi khác.

Jack Ma ban đầu được mệnh danh là “thiên tài” đứng sau Alibaba và đưa công ty này trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Trung Quốc. Nhưng sự trỗi dậy cùng với sự ngạo mạn đã khiến ông “lọt” vào tầm ngắm của giới chức.

Tại Trung Quốc, không có “ông trùm” công nghệ nào có thể sống sót mà không tuân thủ những quy tắc của cơ quan quản lý. Fanfou, công ty liên doanh trước đây của Meituan đã phải đóng cửa vào năm 2010 sau khi bị cho là có liên quan đến bất ổn tại Tân Cương. Trong khi đó, Tencent cũng phải loại bỏ những tựa game bom tấn như Honour of Kings vì gây nghiện cho giới trẻ.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Bloomberg)

100 Cont tại Hà Khẩu, 3 Cont Cảng Cát Lái , 500 Tấn tại Móng Cái - Bắc Phong Sinh SẼ RA SAO????

Gần đây mình nhận đợc rất nhiều câu hỏi
Anh ơi hàng hóa em đi bên A,B,C,XXX Bị Bắt có quay đầu được không, có lấy lại được không, họ hẹn mãi hẹn mãi, phương án xử lý ntn???
Mình chia sẻ trên kinh nghiệm cá nhân của mình, nên nếu chưa chuẩn , chưa đúng mọi người cùng góp ý nhé.
Cũng may mắn là các thời điểm đó phía Cty mình đã chuyển đổi học hỏi và phát triển thêm khai quan chính ngạch và cũng hơi kỹ trong các vận hành nên không được nhanh hay nhạy bén như nhiều bên nhưng không bị ảnh hưởng Cont hàng nào.
Quay trở lại vấn đề 100Cont, 30Cont, 500 Tấn kia thì hàng hóa của mọi người sẽ ra sao, như thế nào, lấy lại được không???
Hàng Hóa đã bị cơ quan chức năng lập biên bản thu giữ phía trên thứ nhất là do các bên Bao Quan lớn tại cửa khẩu vận hành, 1 đơn vị hay 1 cty cá nhân Order hoặc vận chuyển nhỏ lẻ không thể nào can thiệp được dù 1 chút nhé. Nên đơn vị nào bảo là đã vào tiền ra tiền túi để và đang xử lý thì là không có, Hoàn toàn không nên tin nhé.
 Thứ 2 là  hoàn toàn không thể lấy lại được nhé, mà nhất là lại án tại hồ sơ, lên cả truyền hình Quốc gia, Bộ, Cục vào cuộc.....
Chỉ có 1 phương án là chờ đợi, vậy chờ đợi đến khi nào ?
Chờ đến khi có thông báo xử lý hàng hóa, khi đó cơ quan chức năng sẽ 
TIÊU HỦY đổi với hàng giả , hàng nhái, cấm, gọi chung là HÀNG NHÁ.I - cái này chắc chắn là mất, không lấy được. vì mang đi tiêu hủy rồi thì lấy ở đâu ra.
THANH LÝ MÃI GIÁ đối với hàng hóa bị cơ quan chức năng tịch thu,không phải là hàng giả nhái, chỉ là không rõ nguồn gốc xuất sứ, không chứng từ hóa đơn, gọi chung là HÀNG THƯỜNG.
 Có nghĩa là đơn vị QLTT sẽ tịch thu và khảo sát giá trên thị trường tính trung bình giá trị bằng 50 tới 60% giá trị đang bán trên thị trường sau đó bán thanh lý, và sẽ không bán lẻ, sẽ bán nguyên lô hàng đó cho 1 Công Ty đấu giá.

Thế thì phương án xử lý như thế nào?
Đối với HÀNG THƯỜNG
Các đơn vị Vận Chuyển, Order có Năng Lực, Uy tín sẽ liên hệ theo sát và Các bạn ấy sẽ có quan hệ tốt để làm việc với đơn vị QLTT thụ lý vụ án xin thông tin liên hệ Cty đấu giá đó để sau khi Mãi giá sẽ liên hệ mua lại món hàng đấy, trả lại cho khách hàng, kèm lời xin lỗi, đền bù hay thương lượng thỏa đáng, tùy vào Uy tín, trách nhiệm của từng bên.
Đối với HÀNG NHÁ.I
100% mất vì tiêu hủy rồi, còn gì đâu mà trả lại.
Nên hoàn toàn không cần hứa hẹn, và không nên nghe lời hứa hẹn làm gì cả, chỉ nghe phương án giải quyết hậu quả ntn, không cần đợi nhé.
Trên đây là những gì mình biết và nắm bắt, chia sẻ để các bạn có rủi ro hàng bị dính vào những lô bên trên có tâm lý, định hình, cũng như tinh thần về vấn đề hàng đó.

Mình có chút Chia sẻ của mình với cả 2 phía, Khách Hàng và Đơn Vị Dịch Vụ.
Kinh doanh thì luôn có rủi ro, và nhất là ngành nghề này lại càng nhiều rủi ro hơn nữa, nên khi các bạn xác định kinh doanh với nó là phải xác định có rủi ro, kể cả người mua và người bán mặt hàng hay dịch vụ liên quan. 
Muốn bền vững phát triển được lâu dài trước tiên phải nắm bắt được vấn đề, sau đó là đạo đức kinh doanh và tâm lý hợp tác.
Người đi hàng thì không muốn bị mất hàng, tâm lý của đau con xót, tiền mình bỏ ra hàng chẳng thấy đâu lãi chẳng thấy đâu, báo mất là mất, đẩy trách nhiệm cho người vận chuyển, muốn câu trả lời phải là chịu trách nhiệm hoàn toàn, ko muốn nghe câu hỏi khác, thế nên mãi không có câu trả lời. cứ dằng co nhau suốt, lên mạng bóc phốt nhau rồi nói rằng chỉ cần bên dịch vụ có câu trả lời chứ đừng cò quay đừng im lặng, nhưng thật ra trả lời hay nói ý mất mát hỗ trợ khách hàng có nghe ngay không hay gạt đi hoặc định hướng qua là phải đền bù phải trách nhiệm mới nghe.
Người vận chuyển thì chi phí định lượng bằng cân, không đáng bao nhiêu so với giá trị hàng, trong đó 60 tới 90% chi trả cho đơn vị hậu cần vận chuyển tại cửa khẩu, đứng giữa làm dịch vụ nhận khách và care khách cùng với các bạn trẻ đi học vài khóa đặt hàng không cần biết tiếng Trung sau đó biết được 3 khâu đặt hàng cơ bản không chút năng lực, không chút kinh nghiệm gì liền xông pha mở dịch vụ, công ty các kiểu đặt hàng các kiểu thi nhau phát giá, mãi giá rẻ ép giá nhau chỉ cần khách vì hầu như không phải chịu trách nhiệm khâu nào vì cạnh tranh nên ép được các đơn vị ở đầu cửa khẩu phải chịu trách nhiệm hoặc phần lớn trách nhiệm, Các đơn vị ở cửa khẩu thì lại chi trả chi phí cũng gần hết. nên khi xảy ra rủi ro thì lại tâm lý, tôi chẳng lãi được bao nhiêu, ông bà buôn bán với làm dịch vụ lãi nhiều, rủi ro đi mà chịu.

Sự việc hay rủi ro xảy ra đều không ai mong muốn, nên cách giải quyết tốt nhất và bền vững trước sau lâu dài thì nên ngồi lại với nhau, nhận định vấn đề,định lượng hậu quả để tìm ra hướng xử lý tối ưu.
ví dụ tổng thiệt hại khách hàng lợi nhuận cao thì chia giá trị hàng hóa ra đền bù, bên vận chuyển 40 bên khách hàng 60, hoặc 50-50 hoặc 60-40 và tiếp tục hợp tác.
hoặc với đơn vị vận chuyển lớn uy tín mưu cầu hợp tác với khách hàng bền vững lâu dài đền bù hoàn toàn chi phí cho khách hàng, nếu hàng hóa có lấy lại được thì khách hàng Hoàn lại tiền đó cho đơn vị dịch vụ.
Về số tiền đền bù đó thì nên xử lý ra sao .
Bên vận chuyển ứng trước 10 tới 15% tổng chi phí hàng hóa và tiếp tục khấu trừ tiền chi phí đấy dần vào cước hàng các lần đi hàng tiếp theo để tiếp tục hợp tác bền vững cũng như trách nhiệm xử lý uy tín. ví dụ cước 15k/kg thì khấu trừ 5k đền bù, thu 10k.
Hoặc đền bù trước luôn vào thời điểm hiện tại, tùy thuộc vào năng lực tài chính hiện tại của đơn vị dịch vụ và mong muốn của khách hàng.
Quan trọng nhất vẫn là Tinh Thần Hợp Tác, chứ không phải như phường chợ búa Mua Rau Bán Muối, Trách nhiệm bên Vận Chuyển, Cảm Thông nơi Khách Hàng và thấu hiểu , nắm bắt được vấn đề, chủ động chia sẻ và chủ động hỗ trợ lẫn nhau khi có vấn đề gì sảy ra.
Cùng nhau tiến tới, cùng nhau hỗ trợ, cùng nhau đi xa.
Các nhà vận chuyển tìm khách mới chắc gì đã tốt đã doanh số bằng khách cũ.
Khách hàng tìm nhà vận chuyển mới chắc gì đã thuận lợi quen thuộc và vận hành nuột như nhà vận chuyển cũ.
Trong tình hình dịch bệnh và nhiều biến động như năm nay, còn tồn tại còn hoạt động đã là chiến thắng rồi, nên các bạn hãy cứ tự tin hãy cứ phát triển.
Mong qua bài viết cả bên Dịch Vụ và Khách Hàng là các bạn membe cùng đọc được, chia sẻ hiểu được vấn đề và tâm lý tốt hơn thoải mái hơn chuẩn bị đón 1 năm mới 2021 sắp đến.
Chúc cho tất cả anh chị em kinh doanh vượt qua được năm sóng gió, còn hoạt động và chuẩn bị cho 1 năm mới 2021 phát triển vượt bậc, thành công hơn nữa.

- Thank you-

- ĐỊA CHỈ KHO VN:

Số 391 Hoàng Công Khanh, Lãm Hà, Kiến An, HP.

- ĐỊA CHỈ KHO TMĐT:

收件人(Người Nhận): 啊娟-VI888

电话(SĐT):13457006388

Tỉnh/Tp: 广西壮族自治区崇左市凭祥市凭祥镇

地址(Địa chỉ): 皇龙居11栋25-26号 (TEN KH)

凭祥镇: 532600

- ĐỊA CHỈ KHO ĐH

Người nhận: 武春长VI888

Sdt: 13097801442

Tinh/Tp: 广西壮族自治区防城港市东兴市东兴镇

Địa chỉ: (TENKH)河州路二巷5号

Mã Vùng: 538100

P/S: Khách ở xa có thể liên hệ xe hoặc bất kì đơn vị giao hàng nào đến nhận mình sẽ gửi giúp.

Vui lòng liên hệ trước hoặc ib admin để trao đổi thêm thông tin.

enlightenedLưu ý:

- Khách trao đổi đi chuyến đầu nếu 1-3 bill mà 1kg vẫn tính khách lẻ. 

X